Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Hướng dẫn nấu sữa bắp thơm ngon và dinh dưỡng từ bắp không phải ai cũng biết.

Chắc chắn bạn ăn bắp nhiều lần, nhưng bạn có biết hết những giá trị của loại lương thực quen thuộc này chưa? Hãy cũng VinaOrganic xem qua bài viết để hiểu thêm về bắp nhé!

Bắp có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao

Một trong những lợi ích của bắp đó là chứa hàm lượng cao các dưỡng chất, một trong số những dưỡng chất quan trọng là:
–          Vitamin B1 chất cần thiết cho sự chuyển hóa của Carbon-hidrat
–          Vitamin B5 hỗ trợ cho các chức năng cơ thể
–          Axit folic giúp sản sinh ra tế bào mới, đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình mang thai
–          Vitamin C tăng sức đề kháng giúp chống các bệnh tật
Bắp tươi giàu chất xơ: Một chén sữa bắp tươi cung cấp 18.4% lượng chất xơ cần thiết hằng ngày cho cơ thể, lượng chất xơ cao chính là lợi ích lớn nhất của bắp, chất xơ giúp giảm hàm lượng cholesterol và giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư,  ngoài ra chất xơ còn giúp giảm lượng đường trong máu đối với người bị bệnh tiểu đường.
anh bắp 1
Bắp tươi là nguồn cung cấp đáng ngạc nhiên các loại vitamin bao gồm axit folic, niaxin và vitamin C, axit forlic trong bắp được biết đến như là một nhân tố quan trọng trong việc ngăn ngừa chứng khuyết tật ống thần kinh bẩm sinh, nó cũng cực kỳ quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh về tim, dựa vào các nghiên cứu có thể thấy rằng, axit folic có thể ngăn chặn sự hình thành của các Homocysteine – một loại amino axit, trong cơ thể nếu  gia tăng chất này sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và axit forlic giúp ngăn chặn việc này xảy ra.
Bắp chứa hàm lượng chất xơ cao và chứa vitamin B rất quan trọng, nó được sử dụng trong việc ngăn ngừa các cơn đau tim, ung thư và giúp cải thiện trí nhớ. Bắp còn chứa Zeaxanthin và lutein – Các sắc tố chất dinh dưỡng tự nhiên giúp tăng cường sự khỏe mạnh của tim và mắt.

Sữa bắp

Làm cách nào để bạn có thể tận dụng được những lợi ích trên của bắp khi không có sẵn bắp tươi?  Tuy vậy bạn vẫn có thể sử dụng các loại bắp đông lạnh khi nó còn tươi. Một lựa chọn khác nữa cho bạn đó là sữa bắp tươi.
Sữa bắp tươi: là thức uống sạch được làm từ bắp tươi, sữa tươi, đường có hương thơm hấp dẫn, khi uống bạn có thể đun nóng nếu thích, nó không chỉ nhiều dưỡng chất mà còn làm trung hòa độ cồn trong rượu bia và giải nhiệt mùa hè rất tốt.  Sữa bắp tốt cho sức khoẻ, nhưng theo các chuyên gia về dinh dưỡng, sử dụng bắp ở dạng nguyên hạt là thích hợp nhất, vì nó chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng có lợi. Còn sữa bắp đã bị loại bỏ một phần chất dinh dưỡng, xơ và vitamin, vì vậy chỉ nên thỉnh thoảng vài ngày uống một ly sữa bắp (200ml)

Cách nấu sữa bắp thơm ngon tại nhà

Với những nguyên liệu rất dễ tìm, các bạn có thể nấu cho gia đình những ly sữa bắp thơm ngon, nóng hổi, đảm bảo vệ sinh. Sữa có vị béo ngọt của sữa tươi, thơm thơm hương bắp, sữa này uống lạnh hay nóng đều ngon.
Nguyên liệu:
– 2 trái bắp Mỹ (dùng bắp Mỹ nấu sữa, nước sẽ thơm và ngọt hơn)
– 30g đường
– 100 ml sữa tươi ( có đường hay không đường tùy bạn)
– 500 ml nước
– Máy xay sinh tố
– Dụng cụ để lọc
Cách làm:
anh nguyn liêu bắp
Bước 1: Bắp bỏ vỏ, rửa sạch, dùng dao tách hạt hoặc dùng dao bào, bào hạt.
Bước 2: Cho bắp vào máy xay bắp cùng với nước cho thật nhuyễn.
Bước 3: Chuẩn bị một bát tô to và lọc nước ngô qua một chiếc giá lọc nhỏ rồi bỏ bã.
Bước 4: Nước bắp sau khi đã lọc cho vào nồi đun sôi. Tùy theo khẩu vị của bạn thích ngọt thì thêm một ít đường cát vào rồi khuấy tan.
Dùng muôi khuấy thật đều để bột bắp không dính dưới đáy nồi dễ gây khê. Khi nước bắp sôi, hạ bớt lửa để khỏi bị sôi bùng lên tràn ra bếp.
Bước 5: Thêm khoảng 100ml sữa tươi có đường để sữa bắp ngậy hơn. Đun đến khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp, để nguội.
Bước 6: Khi sữa nguội rót vào bình giữ trong ngăn mát tủ lạnh.
Chúc các bạn nấu thành công món sữa bắp bổ dưỡng cho gia đình nhé
Hồng Ánh VinaOgarnic.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Làm tương ớt đơn giản, an toàn tại nhà VinaOrganic.

Tương ớt là sản phẩm quen thuộc của mọi người và mọi nhà, hôm nay Foodnk.com sẽ giới thiệu đến các bạn một quy trình sản xuất cơ bản.

Tổng quan về nguyên liệu ớt

Hình: Quả ớt
Ớt( Capsium annuum), là một loại rau phổ biến và được ưa thích trên khắp thế giới nhờ màu sắc, hương, vị, và giá trị dinh dưỡng. Ớt cay  là một thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là ở Lào. Nó được ăn tươi hoặc được sử dụng như một gia vị của nhiều món ăn tươi hoặc chín khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vị cay nóng.
Thành phần hóa học
Trong ớt có chứa một số hợp chất sau: Capscicain chiếm tỷ lệ khoảng 0.05 – 2.00%. Cấu trúc hóa học đã được xác định là axit isodexenic vanilylamit, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh. Ngoài ra còn có Capsaicin, là chất gây đỏ, nóng chỉ xuất hiện ở quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0.01 – 0.1%.
Một số nghiên cứu cho thấy, những loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có hàm lượng Capsaicin nhiều hơn. Người ta tìm ra vị cay nồng của nó là do capsaicin và các hợp chất capscicinoid khác, nhưng thực tế nó rất giàu vitamin C và tiền vitamin A, nguồn lớn của hầu hết các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6, và hàm lượng kali, magiê, sắt lớn.

Quy trình Công nghệ

Thuyết minh quy trình

[like_to_read]
– Chuẩn bị nguyên liệu: Loại bỏ quả thối, cắt bỏ cuống, và những thành phần hỏng, vết đen, khuyết tật. Cà chua to quả nên bổ nhỏ để dễ nghiền chà.
– Luộc hấp: Nếu không có máy nghiền, cần luộc hoặc hấp ớt, cà chua để quả mềm dễ tách vỏ và hạt. Nếu có máy nghiền thì không cần làm chín nguyên liệu
– Xay chà tách vỏ hạt: Cà chua, ớt được xay nhuyễn, chà qua rá tre, hoặc rây có kích thước lỗ nhỏ để thu được thịt quả nhuyễn, loại bỏ hạt, vỏ.
– Phối trộn và cô đặc: Trộn đều phần thịt quả nhuyễn của cà chua, ớt, tỏi với đường và muối sau đó gia nhiệt hỗn hợp đến nhiệt độ sôi và giữ nhiệt trong khoảng 5-10 phút. Các phụ gia khác lần lượt cho vào hỗn hợp. Trong quá trình cô đặc phải khuấy liên tục để tránh bén nồi.
Công thức phối trộn:
Ớt quả tươi: 200g; cà chua: 600g; tỏi củ: 100g; đường kính: 120g; muối ăn: 30g; mì chính: 15g; bột sắn: 0g; axit axetic đậm đặc: 5ml (hoặc axit citric: 5g); benzoat natri: 1g.
-Rót chai: Khi hỗn hợp đạt được độ đặc mong muốn, nhanh chóng rót sản phẩm vào những dụng cụ chứa đựng sạch đã được thanh trùng trước, đậy nắp kín ngay khi sản phẩm còn nóng.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Tác dụng của sữa ngô( sữa bắp) VinaOrganic.


Tác dụng của sữa ngô( sữa bắp) VinaOrganic.


Chắc hẳn, tất cả mọi người trong số các bạn dù ít, dù nhiều thì ai ai cũng đều đã từng sử dụng qua các loại sản phẩm sữa khác nhau trên thị trường. Vậy tiêu chí của các bạn khi hướng tới một loại sản phẩm sữa là gì?


           Phải thật thơm ngon ư!

                         Hay cực kì bổ dưỡng !

                                       Nhưng chắc chắn phải đảm bảo an toàn chứ nhỉ ?

Trước tiên, mình sẽ giới thiệu tác dụng của dòng sữa ngô cùng với các bạn nhé!

Tác dụng của sữa ngô( sữa bắp)

Tác dụng của sữa ngô đối với sức khỏe

Được làm từ ngô nguyên chất nên toàn bộ chất dinh dưỡng có được từ ngô đều có trong sữa ngô (tuy nhiên sữa ngô nếu mua ơ ngoài thì độ nguyên chất và an toàn có đảm bảo hay không? Điều này là không ai biết được nhé!). Nên VinaOrganic khuyên bạn, tự tay nấu để kiểm soát chặt chẽ vấn đề này.
Sữa ngô có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa:


Thành phần chính của bắp ngô và hạt ngô là tinh bột (tinhbột là thành phần chính có trong các loại hạt ngũ cốc – một trong số đó là gạo – là thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày) do đó rất dễ được hệ tiêu hóa hấp thu bạn sẽ không phải lo vấn đề về tiêu hóa khi dùng quá nhiều sữa mỗi ngày.


Bên cạnh đó việc hấp thu tốt lượng chất từ tinh bột sẽ làm giảm nguy cơ bị một số vấn đề về tiêu hóa khác như vấn đề táo bón, hay tiêu chảy. Thành phần tinh bột trong sữa ngô cũng giúp bạn ổn định lượng đường trong máu.


Chống táo bón và các bệnh đường ruột vì bắp là một nguồn chất xơ: mỗi trái bắp có thể cung cấp 23% lượng chất xơ mỗi ngày, có lợi cho những người hay bị táo bón, bệnh trĩ, phòng ngừa các bệnh đường ruột, hội chứng ruột kích thích, ung thư ruột kết, giúp ổn định đường huyết, điều hoà cholesterol và chống béo phì.

Sữa ngô cũng có tác dụng tốt với mắt:






Trong ngô cũng có chứa lượng vitamin A nhất định rất có lợi cho mắt của bạn, đặc biệt trong ngô còn có chứa lutein và zeaxanthin 2 chất quan trọng trong việc giúp chống lão hóa điểm vàng. Do đó sữa ngô cũng có những tác dụng trên đối với thị lực của bạn.

Sữa ngô có tác dụng tốt với não bộ





Sữa ngô có tác dụng tốt với não bộ.


Tại sao nói sữa ngô có tác dụng tốt với não bộ? Trong hạt bắp chứa nhiều vitamin nhóm B như B1,B5 và B3 giúp bạn cải thiện tình trạng hay quên, hay giảm nguy cơ mắc bệnh alzheimer ở người già. Vitamin B và tinh bột trong sữa ngô cũng giúp bạn duy trì lượng đường trong máu , giúp não bộ của bạn hoạt động tốt hơn trong tình trạng căng thẳng và phải làm nhiều việc.
Sữa ngô tốt với phụ nữ mang thai và những người thiếu máu:


Như bạn biết axit folic rất cần cho phụ nữ mang thai, trong sữa bắp có chứa thành phần này. Axit folic giúp ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, rất cần cho người thiếu máu. Vitamin C trong sữa ngô giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng. Như vậy có thể nói tác dụng của sữa ngô đối với bà bầu là không hề nhỏ chút nào phải không?

Sữa ngô tốt với tim mạch của bạn:




Sữa ngô tốt với tim mạch.


Trong ngô có chưa lutein (như đã nói ở trên), folate, vitamin B3 (niacin), magesium – những chất này có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giúp thành mạch máu khỏe hơn, giảm các nguy cơ về đau tim và các nguy cơ đột quỵ

Sữa ngô ngăn ngừa lão hóa nhanh:

Ngoài các công dụng kể trên, trong sữa ngô còn có chứa chất béo lecithin- có tác dụng với vỏ bọc hệ thần kinh và Vitamin E có khả năng chống oxy hóa tốt, giúp cải thiện làn da và điều hòa khí huyết ở phụ nữ, rất phù hợp cho việc làm đẹp.

Trên đây là một số tác dụng của sữa ngô đối với sức khỏe của bạn, nếu có điều kiện hãy sử dụng sữa bắp mỗi ngày cho sức khỏe đảm bảo bạn nhé.

Chống stress, suy giảm trí nhớ:

Bắp chứa nhiều vitamin B1, B3 và B5 giúp người cao tuổi cải thiện tình trạng trầm cảm, hay quên cũng như dấu hiệu của bệnh Alzheimer. Một chén bắp có thể cung cấp 32,7% lượng vitamin B1 mà cơ thể cần mỗi ngày.


Ngoài các chất kể trên, bắp còn chứa nhiều vitamin E và chất béo lecithin có vai trò bảo vệ vỏ bọc thần kinh. Dầu bắp chứa các chất béo chưa no nên rất tốt cho sức khoẻ tim mạch vì không tạo thành cholesterol. Vitamin E chiếm khoảng 15% trong dầu bắp, nhiều hơn cả dầu ôliu và là một chất chống oxy hoá rất tốt, góp phần tăng vẻ tươi nhuận cho da, điều hoà hệ nội tiết ở phụ nữ và chống rối loạn kinh nguyệt, vô sinh.




Nếu muốn thưởng thức nhiều loại sản phẩm THƠM NGON-AN TOÀN-BỔ DƯỠNG từ SỮA hoặc các loại nước THẢO MỘC mát lòng, thanh lọc cơ thể thì hãy đến ngay cửa hàng VIOFARM tại địa chỉ 63 Nguyễn Thái Sơn,P.4,Q.Gò Vấp,TP HCM.


Và nếu như bạn muốn tự tay mình có thể tham gia sản xuất, với mong muốn, với khát khao mang lại dòng sản phẩm đảm bảo an toàn đến người tiêu dùng. Bạn phân vân trong việc chọn máy móc nào là thích hợp? Bạn lại đau đầu vì không có giải pháp tuyệt vời về công nghệ.
Hãy liên hệ ngay với VinaOrganic với HOTLINE: 0975 299 798 Ms.Ánh hoặc 0938 299 798 Ms.Khanh !

Chúng tôi sẽ giải quyết các vấn đề này cho bạn.


Hồng Ánh VinaOrganic

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

Cách tự làm trái cây sấy ở nhà cực dễ

Chắc hẳn các bạn đã dùng qua các loại trái cây sấy rồi chứ? Đây là những món ăn vặt có nhiều giá trị dinh dưỡng mà lại hợp thời, hợp gu. Cùng foodnk học cách làm các món hoa quả sấy hấp dẫn này nhé!
Các loại hoa quả sấy chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, chúng cũng chứa nhiều calo, trung bình là 275 kcal/100g, gấp 3 – 5 lần so với ở các loại quả ban tươi đầu, và 65% lượng calo cung cấp bởi loại trái cây có chất bột khô.
Trong quá trình làm khô hoa quả, các loại vitamin không tránh khỏi bị mất đi, nhưng những khoáng chất có giá trị khác như canxi, natri, sắt và magiê, cũng như cellulose và pectin, được bảo tồn nguyên vẹn và đầy đủ vì thế, đây là món ăn vặt ngon miệng nhưng vô cùng bổ dưỡng cho trẻ.
Cùng học cách làm những món quả sấy thơm ngon để đãi khách cuối tuần này nhé:

Chuối sấy khô

Nguyên liệu:
  • 1 nải chuối chín
  • 1 thìa nước chanh
  • 3 – 4 thìa canh nước
Cách làm hoa quả sấy khô cực ngon, cực dễ 1
Chuối sấy khô
Cách làm:
Bước 1: Bóc vỏ chuối, thái từng miếng vừa ăn. Cho các lát chuối vào bát. Đổ nước chanh vào chuối. Khuấy đều và để chuối ngấm nước chanh trong 10 phút.
Bước 2: Xếp các lát chuối lên khay nướng. Không xếp chồng các lát chuối lên nhau. Nướng chuối ở nhiệt độ 125 độ C trong 18 – 20 phút. Kiểm tra thường xuyên, nếu thấy chuối chuyển màu vàng, nâu là được.
Bước 3: Sau khi chuối đã khô. Lấy khay nướng chuối ra để nguội. Cho chuối vào túi có khóa kéo và bảo quản trong tủ lạnh.

Táo sấy khô

Nguyên liệu:
– Táo chín
– 1 thìa nước chanh hoặc muối hạt
– Bột quế, đường cát hoặc đườn vani
Cách làm hoa quả sấy khô cực ngon, cực dễ 2
Táo sấy khô
Cách làm:
Bước 1: Táo cắt mỏng đều. Cho vào nước lạnh vắt thêm chút chanh hay chút muối để táo không bị đen. Ngâm chừng 5 phút thì vớt ra rổ, cho ráo nước hoặc dùng giấy thấm cho khô.
Bước 2: Cho lên vỉ nướng có lót giấy chống dính cho thêm bột quế, đường bột hay đường vani tùy thích.
Bước 3: Cho vào lò nhiệt độ 100 độ C rãnh giữa sấy khô từ 1h đến 1h30 phút. Thích dai thì lấy ra sớm, thích giòn rụm thì chờ thêm chút nữa.
Bước 4: Cho vào hộp, đậy kín trữ trong vòng 1 tuần nhé.

Khoai lang sấy

Nguyên liệu:
  • 500g khoai lang
  • 30ml dầu ăn
  • 25g bột ngô
  • Sốt mayonnaise ăn kèm (không bắt buộc)
Cách làm hoa quả sấy khô cực ngon, cực dễ 3
Khoai lang sấy
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch khoai lang, gọt vỏ rồi cắt hình que hoặc thái miếng tròn, có độ dày vừa ăn. Ngâm khoai trong nước lạnh khoảng 1 giờ rồi vớt ra để ráo.
Bước 2: Cho bột ngô vào một túi nylon sạch.
Bước 3: Cho tiếp khoai lang đã ráo nước vào túi rồi xóc đều để khoai ngấm bột.
Bước 4: Đổ khoai lang đã tẩm bột ra khay nướng, rưới đều 2 thìa dầu ăn lên khắp bề mặt khoai.
Bước 5: Trộn đều để khoai lang ngấm đều dầu. Sau đó, cho khoai vào lò nướng trong 15 phút ở 250 độ C. Lấy khoai lang ra khỏi lò và thưởng thức.

Mít sấy khô

Nguyên liệu:
  • Mít chín
  • Một quả chanh
Cách làm hoa quả sấy khô cực ngon, cực dễ 4
Mít sấy khô
Cách làm:
Bước 1: Mít chín, tách múi, bỏ hạt, bóc thành 2 – 3 miếng 1 múi tùy độ dày mỏng của múi mít.
Bước 2: Chanh pha loãng với nước, cho mít vào ngâm qua.
Bước 3: Xếp các lát mít lên khay nướng. Các miếng mít cách đều nhau. Cho mít vào lò nướng ở nhiệt độ 50 độ C khoảng 4 tiếng. Kiểm tra thường xuyên, khi thấy mít ăn giòn, chuyển màu vàng, nâu là được.
Bước 4: Sau khi mít đã khô. Lấy khay nướng mít ra để nguội. Bảo quản trong hộp kín.

Khoai tây sấy

Nguyên liệu:
  • 200g khoai tây rửa sạch
  • 10g muối tinh
  • 10ml dầu olive
  • Dao nạo
  • Giấy ăn thấm dầu
Cách làm hoa quả sấy khô cực ngon, cực dễ 5
Khoai tây sấy
Cách làm:
Bước 1: Cắt đôi củ khoai tây, rồi dùng dao nạo để tạo những lát khoai mỏng đều. Các bạn nên tìm mua loại dao nạo có thể thái lát được khoai tây để miếng khoai của chúng mình được mỏng và ngon nhé!
Bước 2: Ngâm khoai tây vào nước lạnh khoảng 10 phút ngay sau khi thái lát. Bước này giúp khoai của chúng mình trắng đấy!
Bước 3: Vớt khoai tây ra để ráo, dùng khăn thấm sạch nước.
Bước 4: Xếp đều khoai lên giấy ăn, không để các lát khoai dính hay chồng lên nhau. Phết dầu olive và rắc muối tinh lên trên. Nếu các bạn thích hương vị cay nồng, chúng mình có thể thêm ớt bột vào nữa nhé!
Bước 5: Cho khoai tây vào lò vi sóng ở mức nhiệt 100% và quay trong 3 phút.
Bước 6: Sau đó, lật khoai một lần, hạ nhiệt độ lò vi sóng xuống 50%, tiếp tục quay trong 3 phút.
Bước 7: Cuối cùng, lật khoai và quay thêm một phút đến khi các lát khoai tây giòn và chuyển sang màu vàng.
Chúc các bạn tự làm được những món trái cây sấy ăn ngon mà bổ này nhé!
Theo webphunu